Tương truyền, vua Thái – Đèo Văn Long đã trọng dụng Sâu Chít, vừa dùng để chế biến thức ăn tươi, vừa ngâm rượu để uống. Ấy chỉ là dành cho bậc vua chúa, quan lại lắm tiền nhiều của, chứ dân nghèo, ăn không đủ, mặc không ấm, Tết về, có nậm rượu gạo, rượu sắn cúng ông bà tổ tiên, mời anh em bạn bè đã là sang lắm rồi. Mơ chi đến thứ Rượu Sâu chít này. Nhưng rồi kinh tế thị trường phát triển, người miền xuôi ngược lên Tây Bắc, mang theo những món hàng mà người miền núi mơ ước, họ không có tiền, chỉ đổi bằng những sản vật sẵn có của địa phương. Tôi còn nhớ như in vào đầu những năm 1996, phong trào bắt sâu chít về ngâm rượu bán nở rộ tại huyện Mường Tè – tỉnh Lai Châu, đồng bào dân tộc Thái, Hà Nhì vào rừng thu hoạch, gùi về bán đầy ở chợ trung tâm huyện, các tiểu thương ở chợ thu mua lại (trong đó có gia đình tôi), chẻ ra, ngâm rượu, rồi bán cho khách dưới xuôi. Dần dần rồi trở nên thứ rượu nổi tiếng, tiểu thương ngoài Điện Biên (khi đó còn là Thị xã Điện Biên Phủ, thuộc tỉnh Lai Châu)